Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Samsung lộ điện thoại Android Go với RAM 3GB, hứa hẹn giá rẻ

Hãng sản xuất điện thoại hàng đầu thế giới đang nhen nhóm ý định ra mắt chiếc điện thoại Android Go đầu tiên.

Nhiều điện thoại Android Go đã được tung ra thị trường trong thời gina qua, và phần lớn nó xuất hiện với trải nghiệm người dùng đơn giản. Sau khi chứng kiến nhiều đối thủ có điện thoại Android Go riêng, các rò rỉ mới nhất cho thấy Samsung cũng quan tâm đến việc tung ra sản phẩm tương tự, nhưng nó sẽ cung cấp một cái nhìn hơi khác so với các đối thủ của mình.

Samsung lộ điện thoại Android Go với RAM 3GB, hứa hẹn giá rẻSamsung Experience sẽ là giao diện dành cho Android Go.

Theo những hình ảnh mà SamMobile nhận được, chiếc điện thoại Android One sắp tới của Samsung sẽ mang trên mình giao diện người dùng Samsung Experience giống như các điện thoại khác từ công ty. Mặc dù điều đó không nhất thiết là xấu nhưng những người đã hy vọng cho một cái nhìn đơn giản của Android Go sẽ không nhận được nó.

Điện thoại sẽ chạy các ứng dụng của Google và sẽ không có ứng dụng trùng lặp tương tự đến từ Samsung, giúp giảm tải hệ thống nhằm tối ưu hóa thiết bị.

Samsung lộ điện thoại Android Go với RAM 3GB, hứa hẹn giá rẻChiếc điện thoại giá phải chăng này có thể thu hút thị trường đang phát triển.

Dĩ nhiên mọi thứ có thể thay đổi trước khi phát hành, và hiện tại cũng chưa rõ khi nào sản phẩm sẽ chính thức được ra mắt. Theo báo cáo, nó sẽ chạy phiên bản Go dựa trên nền tảng Android 8.1 cùng mức giá phải chăng.

Theo Kiến Tường (Dân Việt)

Chưa về Việt Nam, iPhone XR đã loạn giá

Mức chào bán chênh lệch cho bản 64 GB tại Hà Nội và TP.HCM lên đến 3 triệu đồng.

Apple đã bắt đầu nhận đặt hàng iPhone XR vào ngày 19/10 với nhiều phiên bản màu sắc và mức giá rẻ hơn iPhone XS. Dự kiến, máy sẽ chính thức lên kệ một số thị trường từ ngày 26/10.

Các cửa hàng ở TP.HCM đã bắt đầu cho đặt cọc iPhone XR với mức giá từ 26 đến 30 triệu đồng cho các phiên bản bộ nhớ trong 64 đến 256 GB, cao hơn từ 4-5 triệu đồng so với giá chính hãng dự kiến.

Chưa về Việt Nam, iPhone XR đã loạn giáiPhone XR có nhiều phiên bản màu sắc nổi bật. Ảnh: Futurezone.at 

“Hiện tại số lượng người dùng đặt hàng iPhone XR bên mình khá nhiều. Model này có nhiều phiên bản màu sắc để người dùng lựa chọn và giá bán cũng rẻ hơn so với iPhone XS” anh Thế Long, quản lý cửa hàng trên đường 3/2 (TP.HCM) chia sẻ.

Anh Long cho biết thêm iPhone XR phiên bản màu xanh và cam được người dùng đặt hàng nhiều nhất vì đây là 2 màu mới khá lạ và đẹp.

Trong khi đó, giá iPhone XR xách tay được chào bán tại các cửa hàng ở Hà Nội từ 23 đến 30 triệu đồng cho các phiên bản 64 đến 256 GB. Như vậy, bản dung lượng thấp nhất có giá chào bán thấp hơn đến 3 triệu ở Hà Nội so với TP.HCM trong khi bản dung lượng tối đa giá tương đương.

Chưa về Việt Nam, iPhone XR đã loạn giáiPhone XR chỉ được trang bị camera đơn phía sau. Ảnh: Pocket-lint. 

“iPhone XR nhiều khả năng sẽ dễ bán hơn iPhone XS vì thiết kế, cấu hình của máy không có nhiều khác biệt nhưng lại có giá rẻ hơn. Đồng thời, model này vẫn có tùy chọn 2 SIM vật lý tại một số thị trường như Hong Kong, Ma Cao” anh Trần Quốc Trung - Trưởng phòng kinh doanh một hệ thống bán lẻ smartphone tại TP.HCM cho biết.

Theo thông tin từ dân kinh doanh, hiện mẫu iPhone X có tình trạng khan hàng vì giá của model này được điều chỉnh còn khoảng 22 triệu đồng cho phiên bản 64 GB. Trong khi đó mẫu iPhone XS bán ra khá chậm vì mức giá còn cao và không có nhiều khác biệt so với iPhone X. Người dùng vẫn lựa chọn iPhone XS Max phiên bản màu vàng 2 SIM nhiều hơn.

iPhone XR có mặt trước tương tự hai mẫu thiết bị cao cấp. Tuy nhiên, màn hình của máy chỉ dùng công nghệ LCD độ phân giải 1.792 x 828 pixel, thay vì OLED. Cấu hình của iPhone XR tương đương iPhone XS và XS Max nhưng máy chỉ có một camera chính 12 MP.

Các nhà bán lẻ cho biết iPhone XR chính hãng (mã VN/A) sẽ lên kệ vào giữa tháng 11. Giá bán dự kiến của máy là từ 21,9 triệu đồng, Model này sẽ được bán ra với đầy đủ các tùy chọn màu sắc bao gồm đen, trắng, đỏ, vàng, cam và xanh.

Theo Lê Trọng (Tri Thức Trực Tuyến)

Người dùng Việt Nam đã có thể sử dụng trợ lý ảo trên Facebook Messenger

Với Gợi ý M hay M Suggestion, người dùng Facebook Việt Nam sẽ được hỗ trợ bởi công nghệ trí tuệ nhân tạo do đội ngũ chuyên gia của Mark Zuckerberg phát triển.

Facebook vừa ra mắt tính năng Gợi ý M (M Suggestion) cho người dùng Việt Nam. M là trợ lý ảo của công cụ nhắn tin Messenger, được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo. M trợ giúp người dùng bằng cách tham gia vào một cuộc trò chuyện mở để gợi ý những nội dung liên quan.

Người dùng có thể trải nghiệm Gợi ý M đơn giản bằng cách nói chuyện với một người bạn hoặc một nhóm bạn bè. M sẽ đưa ra các gợi ý liên quan đến cuộc đối thoại.

Những gợi ý này bao gồm việc gửi các nhãn dán, chia sẻ địa điểm, mở cuộc thăm dò ý kiến hay gợi ý chúc mừng sinh nhật.

Người dùng Việt Nam đã có thể sử dụng trợ lý ảo trên Facebook MessengerCách trợ lý ảo M gợi ý cho người dùng Facebook Messenger. M sẽ gợi ý chia sẻ địa điểm trong một cuộc hội thoại khi người dùng nhận được câu hỏi “Bạn đang ở đâu?

Ví dụ, M có thể gợi ý các nhãn dán vui vẻ cho những tương tác hàng ngày của người dùng như “Cảm ơn” hoặc “Tạm biệt”. Công cụ này cũng có thể gợi ý chia sẻ địa điểm trong một cuộc hội thoại khi người dùng nhận được câu hỏi “Bạn đang ở đâu?”.

Trong trường hợp người dùng thấy khó khăn để đưa ra một quyết định cho cả nhóm? M sẽ gợi ý một cuộc thăm dò ý kiến để mọi người có thể bỏ phiếu ngay trong cuộc trò chuyện nhóm. Nếu hai người đang chat với nhau và có ý định tạo một cuộc gọi, M sẽ gợi ý cuộc gọi ngay lập tức khi cảm thấy người dùng có dự định làm điều này.

Người dùng Việt Nam đã có thể sử dụng trợ lý ảo trên Facebook MessengerTrong trường hợp người dùng đang phân vân giữa các phương án, M sẽ gợi ý việc tạo ra một cuộc bỏ phiếu nhằm thăm dò ý kiến. 

Tính năng M sử dụng công nghệ Machine learning (học máy) để xác định ý định và gợi ý các hành động. Điều này cũng có nghĩa, càng được sử dụng nhiều, M sẽ càng hiểu hơn về các mẫu đối thoại của người dùng. Nếu người dùng không muốn M trợ giúp, họ có thể bỏ qua hoặc loại bỏ các gợi ý, hoặc tắt tính năng gợi ý ở phần cài đặt.

Tính năng Gợi ý M ra mắt vào tháng 4 năm 2017 tại Mỹ. Kể từ đó, M đã tự học liên tục và thêm nhiều cách thể hiện mới nhằm làm phong phú các tương tác trên ứng dụng nhắn tin Messenger. Sau khi chính thức xuất hiện tại Việt Nam và Philiphines, trợ lý ảo của Facebook đã có mặt tại 13 quốc gia trên thế giới.

Theo Trọng Đạt (VietNamNet)

Chi phí sửa chữa iPhone XR tốn kém hơn iPhone 8

Số tiền bỏ ra cho Apple để sửa iPhone XR khi rơi vỡ lên tới 399 USD, tương đương 9,3 triệu đồng.

Trước khi đưa iPhone XR ra thị trường, Apple đã công bố bảng giá chi phí sửa chữa của sản phẩm. Nếu so với hai đàn anh XS và XS Max, số tiền bỏ ra khi iPhone XR gặp trục trặc đã giảm đi nhưng vẫn cao hơn các mẫu iPhone có thiết kế truyền thống như iPhone 7 hay iPhone 8. 

Ví dụ trong trường hợp màn hình LCD 6,1 inch của XR phải thay thế, người dùng sẽ phải tốn 199 USD. Trong khi việc thay thế màn hình của iPhone 7, 8 hay 7 Plus và 8 Plus chỉ mất từ 149 đến 169 USD. Dù vậy, nếu so với hai model có màn hình tai thỏ nhưng dùng công nghệ OLED thì chi phí sữa chữa vẫn rẻ hơn vì chúng mất từ 279 cho tới 329 USD.

Trong trường hợp rơi và bị vỡ vỏ kính, người dùng iPhone XR sẽ tốn kém hơn nữa. Theo Apple, trường hợp này được họ liệt kê vào mục "hư hại khác" và chi phí sửa chữa có thể lên 399 USD, tương đương 9,3 triệu đồng. Trong khi chi phí sữa chữa tương tự với iPhone 7 và iPhone 8 là từ 319 cho tới 349 USD. 

Chi phí sửa chữa iPhone XR tốn kém hơn iPhone 8Chi phí sửa chữa của các mẫu iPhone khi rơi vỡ nếu có bảo hành Apple Care+ và khi không còn bảo hành.

XS Max đang là mẫu iPhone tốn kém nhất khi bị hỏng với chi phí sữa chữa có thể lên tới 599 USD, ngang với việc mua một chiếc iPhone 8 mới. Riêng với chi phí thay pin, iPhone XR có giá ngang với XS và XS Max khi đều mất 69 USD. Đây cũng là mức cao nhất với các mẫu iPhone của Apple.

XR là mẫu iPhone đầu tiên có màn hình tai thỏ với công nghệ LCD và sẽ được Apple bán ra từ 26/10 với giá khởi điểm 749 USD. Model này có thiết kế nhiều màu sắc, cấu hình giống với XS và XS Max nhưng chỉ được trang bị camera đơn và màn hình có độ phân giải thấp hơn, không dùng công nghệ OLED. Tại Việt Nam, iPhone XR có giá bán chính hãng từ 23 triệu đồng và sẽ lên kệ từ 2/11.

Theo Mỹ Anh (VnExpress.net)

`Facebook bạc bẽo với 60 triệu tài khoản tại Việt Nam`

"Thừa nhận sai sao không xin lỗi", "Facebook bạc bẽo với gần 60 triệu tài khoản tại Việt Nam" là bức xúc của cộng đồng mạng. Trong quá khứ, Facebook rất hiếm khi chịu xin lỗi.

“Đây là một lỗi kỹ thuật và chúng tôi đã sửa lỗi này", "Bản đồ trong Trình quản lý quảng cáo và bản đồ trong Bản đồ Live của Facebook đã được sửa và hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa sẽ không hiển thị thuộc lãnh thổ Trung Quốc nữa”, đại diện Facebook trả lời Zing.vn.

Bạc bẽo

Trước lời biện bạch từ Facebook, sự giận dữ của người dùng tại Việt Nam vẫn tiếp tục tăng cao chứ không có dấu hiệu lắng xuống. Phản hồi trong các bài viết của Zing.vn, nhiều độc giả tỏ ra bức xúc trước lời giải thích của mạng xã hội lớn nhất thế giới.

“Thừa nhận bản đồ sai lệch mà sao lại không xin lỗi? Nếu vậy tôi chắc sẽ từ bỏ Facebook và bảo cả người thân nữa” độc giả Mai bất bình. Đồng quan điểm này, độc giả Ngân Tuyết khẳng định “nếu Facebook không xin lỗi Việt Nam, chúng ta không nên tiếp tục sử dụng mạng xã hội này nữa”.

“Tôi đã xóa cả Facebook và Messenger từ hôm qua rồi. Chúng ta nên buộc họ phải biết xin lỗi một đất nước. Không phải làm sai xong đổ cho lỗi kỹ thuật là xong”, độc giả Nam nhận xét.

Facebook bạc bẽo với 60 triệu tài khoản tại Việt NamNgười dùng tại Việt Nam tỏ ra bất bình với cách hành xử của Facebook. Ảnh chụp màn hình.

Trên mạng xã hội này, anh Hữu phân tích: “Facebook bạc bẽo với gần 60 triệu tài khoản Việt Nam là điều bình thường vì Mark Zuckerberg chỉ biết đến quyền lợi của mình. Thị trường Trung Quốc là thứ họ thèm khát. Hãy nhìn cách Mark xin Tập Cận Bình đặt tên cho con đầu lòng và bị từ chối”.

Trả lời câu hỏi của Zing.vn về động thái “sửa sai” của Facebook, thạc sĩ Hoàng Việt - giảng viên Đại học Luật TP.HCM nói: “Tôi thấy dù Facebook đã sửa, sai sót hiện tại cũng không khác gì trước đó. Facebook cần thể hiện đúng tên gọi hai quần đảo này". 

Không xin lỗi người dùng là văn hóa của Facebook?

“Thừa nhận sai, nhưng không xin lỗi là cách trước giờ Facebook vẫn làm khi có sự cố. Từ việc dùng dữ liệu người dùng cho một công ty thứ ba đến đăng ký bằng sáng chế nghe lén người dùng. Chúng ta đang đang phải đối diện với sự thật rằng, chúng ta là những món hàng để Facebook mang đi bán khắp thế giới”, độc giả Nguyễn Chester nói.

“Xin lỗi” là cụm từ rất ít khi được phát ra từ Facebook và những nhà lãnh đạo công ty này. Trong scandal được xem là lớn nhất trong lịch sử khi Facebook cho phép Cambridge Analytica truy cập trái phép dữ liệu của hơn 87 triệu người dùng phục vụ cho mục đích chính trị, người ta thấy rõ điều này.

Facebook bạc bẽo với 60 triệu tài khoản tại Việt NamPhải đến khi sự bức xúc của dư luận lên đến đỉnh điểm, CEO Mark Zuckerberg mới chính thức đưa ra lời xin lỗi trong scandal liên quan đến Cambridge Analytica hồi tháng 3. Ảnh: CNN.

3 ngày sau khi scandal nổ ra, khiến Facebook mất khoảng 60 tỷ USD giá trị vốn hóa, CEO Mark Zuckerberg mới đưa ra phát ngôn đầu tiên. Tuy nhiên, ông này chỉ lặp lại một vài thông tin đại diện Facebook từng nói và khẳng định “nếu không thể bảo vệ người dùng, chúng tôi không xứng đáng phục vụ các bạn”.

Với phát ngôn này, sự phẫn nộ của dư luận mới lên tới đỉnh điểm bởi đại diện Facebook không đưa ra bất cứ lời xin lỗi nào. Sau đó, Zuckerberg buộc phải xuất hiện trên CNN và New York Times để xin lỗi người dùng và hứa đưa ra biện pháp khắc phục.

Việt Nam cần hành động quyết liệt “Rất nhiều Facebooker tại Việt Nam bất bình, nhưng bất bình là chưa đủ mà cần có hành động rõ ràng”, thạc sĩ Hoàng Việt nói.

“Chúng ta nên viết một lá đơn rõ ràng, chỉ ra những điểm sai của Facebook, gửi cho công ty này. Cần lên tiếng một cách bài bản và tập thể. Trong sự kiện bản đồ của Hội Địa lý Mỹ bị sai về Hoàng Sa - Trường Sa, các trí thức Việt kiều đã gửi một lá thư trực tiếp lên Hội Địa lý Mỹ. Trong vụ Google Maps, rất nhiều học giả cũng đã vào cuộc.

Trong vụ việc này, chúng ta cần phối hợp giữa các nhà khoa học, chính quyền, viết một lá thư chính thức, gửi đến công ty mẹ của Facebook ở Mỹ và Facebook Việt Nam tại Singapore, yêu cầu Facebook có hành động. Cần nêu rõ các luận điểm sai ở đâu, cần sửa như thế nào, kêu gọi dư luận ký tên. Cần tạo một áp lực rõ ràng. Tôi cho rằng Facebook chắc chắn phải thay đổi”, ông Việt nói.

Ông Lê Nghiêm, nguyên Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại, cho rằng Facebook không chỉ phải xin lỗi, cải chính mà cần bồi thường thiệt hại khi đăng thông tin sai lệch như vậy - nhất là vấn đề lớn như chủ quyền, lãnh thổ. Cơ quan chức năng cũng có thể yêu cầu các doanh nghiệp, người dân không quảng cáo trên Facebook.

- Ngày 1/7, người dùng Việt Nam phát hiện ra bản đồ hiển thị quảng cáo của Facebook đưa 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam vào lãnh thổ Trung Quốc. Qua kiểm tra, cả bản đồ Livestream của hãng này cũng gọi Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam là Sansha (Tam Sa).

- Ngày 2/7, người dùng trong nước,  cơ quan chức năng đồng loạt lên tiếng yêu cầu Facebook gỡ bỏ thông tin sai lệch."Việc này là hoàn toàn sai trái", ông Trần Hồng Hà - Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường nói.

- Chiều tối 2/7, Facebook sửa thông tin sai lệch về bản đồ.

- Ngày 3/7, Facebook chính thức trả lời về việc đưa sai thông tin bản đồ. Hãng này giải thích đây là lỗi kỹ thuật, đã sửa sai nhưng không xin lỗi người dùng Việt Nam.

Theo Thành Duy - Phương Thảo (Tri Thức Trực Tuyến)

Ẩn họa không ngờ vì `chạy` like và sub ảo trên Facebook

Đã có nhiều shop “chết” một cách tức tưởi sau một thời gian đổ tiền chạy lượng like và subscriber (sub) cho Fanpage trên Facebook, nhưng doanh thu gần như không tăng trưởng.

Điểm mạnh và khác biệt khi kinh doanh trên Facebook so với Google là tính lan truyền, tương tác tức thời, đặc biệt ở tính năng Like và Comment. Khi ai đó like trang của bạn thì người đó sẽ luôn được cập nhật những thông tin mới nhất. Không những thế, bạn bè của người đó cũng có thể thấy được các nội dung trên trang. Đó là lý do mà dịch vụ tăng like, tăng sub (follow - theo dõi) cho Fanpage rầm rộ ra đời.

Bẫy like và sub ảo

“Tăng like Fanpage giá rẻ: 2.000 - 4.000 like với giá chỉ 130 đồng/like; tăng sub, tăng người theo dõi Facebook: 2.000 - 5.000 sub giá 130 đồng/sub; tăng like bài viết: 150 like 1 post, 15 post 1 ngày chỉ 200.000 đồng/tháng.” Kèm theo những thông tin này là lời cam kết chắc nịch: sử dụng dịch vụ, các shop kinh doanh online Facebook sẽ tăng trưởng tương ứng với lượng follow, like.

Từ doanh thu ọp ẹp, chỉ cần bỏ chi phí vài trăm ngàn đồng/tháng, người bán sẽ tạo bước đột phá lớn, lợi nhuận gấp hàng chục lần trước khi dùng dịch vụ. Thậm chí, có cả những quảng cáo như thần: Nếu sau một tháng dùng dịch vụ mà thấy không hiệu quả, dịch vụ sẽ hoàn trả chi phí cho người mua.

Chính những lời “đường mật” này đã khiến gần như 100% người bán hàng chủ yếu trên Facebook sẵn sàng chi tiền để tăng like và sub. Quan điểm, nhiều người like có nghĩa là họ thích và chú ý đến sản phẩm, dịch vụ của đơn vị mình đang cung cấp. Một khi người mua đã like, đã theo dõi rồi thì cơ hội tiếp cận và bán được hàng là cực lớn.

Ẩn họa không ngờ vì chạy like và sub ảo trên FacebookNhững lời quảng cáo "có cánh" về dịch vụ tăng like, tăng sub ảo

Chưa kể, người mua chưa có nhu cầu nhưng việc đã nằm trong tầm kiểm soát và diện quảng cáo trực tiếp của shop rồi thì không mua món này cũng sẽ mua món khác. Vì lẽ đó, có những Facebook bán hàng có lượng like, sub lên đến con số hàng triệu dù thời gian hoạt động chưa lâu và sản phẩm, dịch vụ thật sự không quá nổi trội.

Tức tưởi sập bẫy like và sub ảo

Điều đó đúng với điều kiện những like, view, follow kia đến từ những người dùng thực sự quan tâm đến trang của bạn (like tự nhiên). Hay nói cách khác là người xem thấy thích và chủ động like để nhận được những thông tin họ thật sự cần. Trong khi đó, hầu hết các dịch vụ tăng like, follow thuộc diện dùng thủ thuật để tạo một lượng like và sub ảo từ phía người dùng.

Chính những thủ thuật này đã tạo phản ứng ngược khi người like phát hiện mình đã like vào Fanpage nào đó không hề quen biết. Unlike và tẩy chay các Fanpage khiến mình like một cách vô ý thức chỉ là một phần của câu chuyện. Quan trọng hơn cả chính là những thiệt hại vô hình nhưng vô cùng nghiêm trọng của chính những Fanpage thuê dịch vụ like và sub ảo.

Thiệt hại nặng nề vì bạn vẫn phải bỏ ra số tiền dùng dịch vụ hàng tháng nhưng kết quả thu về là tỉ lệ nghịch. Đừng nghĩ trang của bạn có 50.000 like thì doanh thu và lợi nhuận cao hơn trang chỉ có vài nghìn like. Đơn giản vì 50.000 like nhưng chỉ khoảng vài trăm người quan tâm đến sản phẩm thì hiệu quả bán hàng rõ ràng sẽ thua một trang chỉ có 5.000 like nhưng có hơn 50% số người đó quan tâm thật sự đến sản phẩm của bạn. Hơn cả, bạn còn đối mặt với nguy cơ bị chính Facebook khóa tài khoản đã gầy công xây dụng vì sử dụng quá nhiều like ảo.

Đã có nhiều shop “chết” một cách tức tưởi sau một thời gian đổ tiền chạy like và sub Facebook nhưng doanh thu gần như không tăng trưởng. Like và sub ảo là rào cản họ tìm được những khách hàng thân thiết như lời hứa hẹn của dịch vụ. Lúc này có bắt đền dịch vụ thì câu trả lời khá quen thuộc: Dịch vụ đã làm rất tốt rồi, lượng like và sub vẫn tăng đều hằng ngày, có chăng là sản phẩm của shop chưa đủ hấp dẫn khách hàng.

Đừng để dính bẫy

Xuất phát từ thực tế đầu tiên là những Fanpage có lượng like nhiều thường là Fanpage bán hàng tốt. Tuy nhiên, đây là lượng like tự nhiên, là like đến từ những người thực sự thích trang, thích sản phẩm của bạn. Còn với dịch vụ like và sub ảo là những like đến từ các tài khoản lập ra chỉ nhằm mục đích duy nhất là like, follow, share. Đặc điểm chung của những “tài khoản zombie” này là chỉ có ảnh bìa, không có bài đăng về cuộc sống, những chia sẻ hàng ngày mà chỉ toàn share linh tinh và không có tương tác cho những bài này.

“Đội quân zombie” sẵn sàng like, chia sẻ, bình luận bất cứ mục nào theo chỉ định của người nắm giữ token (đoạn mã định danh người dùng của Facebook). Lợi dụng việc này, các nhà cung cấp dịch vụ đã “thay mặt” chủ tài khoản thích, chia sẻ, bình luận mà người dùng không hề hay biết. Tương tự, Auto like cũng là dịch vụ được cung cấp cho nhiều Fanpage muốn có lượng like khủng. Đây là cách để dụ người dùng like mà không biết là dính các đoạn code ẩn vào trang web hoặc dụ người dùng chơi trò chơi, xem bói, xem ảnh khi về già... hoặc tệ nhất là các tin đồn giật gân, sai sự thật.

Khi người dùng phát hiện họ tự động like các trang không mong muốn, dĩ nhiên họ sẽ khó chịu, có ấn tượng xấu với trang của bạn và chắc chắn sẽ không mua sản phẩm của bạn, đồng thời rời bỏ trang. Vì vậy, bạn cần tỉnh táo trước các dịch vụ chào mời tăng like và sub ảo. Song song đó, tìm cách tăng sức hấp dẫn cho Fanpage của mình bằng chính sản phẩm, dịch vụ chất lượng, uy tín với khách hàng. Những like tự nhiên đến có thể rất ít và cần thời gian nhưng đó là like bền vững.

Theo Vy Ái Dân (VietNamNet)

Oppo nghiên cứu smartphone màn hình uốn dẻo có túi khí

Thiết kế gập, uốn linh hoạt sẽ khiến các smartphone của Oppo khi sử dụng có kích thước màn hình tương đương tablet.

Các bằng sáng chế mới của Oppo được tiết lộ trên trang Letsgodigital liên quan đến ba kiểu màn hình gập, uốn dẻo khác nhau. Sau Samsung và Apple, Oppo được coi là một trong những nhà sản xuất tỏ ra sốt sắng nhất trong việc chế tạo smartphone có màn hình linh hoạt. 

Oppo nghiên cứu smartphone màn hình uốn dẻo có túi khíMàn hình gập đôi dạng vỏ sò. 

Ở phương án thứ nhất, Oppo đem đến ý tưởng màn hình gập truyền thống dạng vỏ sò. Để ngăn không cho màn hình gập bị hư hỏng do mở đóng mở thiết bị, hãng đăt túi khí ở cả hai nửa của màn hình. Khi thiết bị được mở ra, không khí trong túi sẽ hoạt động như miếng đệm giúp màn hình được cố định. 

Oppo nghiên cứu smartphone màn hình uốn dẻo có túi khíThiết kế ba màn hình dạng kéo. 

Thiết kế thứ hai của Oppo từng xuất hiện vào tháng 2 năm nay, Oppo sẽ trang bị cho smartphone của mình ba màn hình hiển thị. Khi gập lại, máy nhìn giống như chỉ có hai màn hình đặt ở mỗi bên cạnh. Tuy nhiên, khi sử dụng, một màn hình khác được kéo ra từ màn hình phia sau. 

Oppo nghiên cứu smartphone màn hình uốn dẻo có túi khíThiết kế màn hình gập nhưng uống ra ngoài. 

Thiết kế thứ ba sử dụng cơ chế gấp ra ngoài mà không có cơ chế nào bảo vệ. Tất cả camera, cảm biến đều được đặt ở phía trước. Riêng với thiết kế này, Oppo sử dụng nhiều phiên bản khác nhau để tối ưu khả năng hoạt động của hệ thống cảm biến, camera. Khi mở ra hết cỡ, máy sẽ có kích thước tương đương với máy tính bảng. 

Nguồn tin cũng cho biết phải tới năm sau, Oppo mới trình làng các smartphone có thiết kế "độc" như vậy.

Theo Tuấn Hưng (VnExpress.net)

Sau Apple, đến lượt Amazon, Super Micro yêu cầu Bloomberg gỡ bài chip gián điệp `hạt gạo`

Hôm 22/10, lãnh đạo Amazon và nhà sản xuất máy chủ Super Micro đồng loạt kêu gọi Bloomberg gỡ bài báo tố Trung Quốc cài chip gián điệp lên máy chủ của gần 30 công ty Mỹ để xâm phạm mạng lưới máy tính đăng đầu tháng 10.

Sau Apple, đến lượt Amazon, Super Micro yêu cầu Bloomberg gỡ bài chip gián điệp hạt gạoẢnh minh họa trong bài viết về chip gián điệp Trung Quốc của Bloomberg.

Tuần trước, CEO Apple Tim Cook, trong động thái chưa từng có tiền lệ, đã yêu cầu Bloomberg rút lại bài báo. Ông đồng ý trả lời phỏng vấn của BuzzFeed News để giải quyết các cáo buộc trong bài viết của Bloomberg. Ông khẳng định: “Điều này không xảy ra. Không có sự thật nào cả”. Công ty của Tim Cook liên tục bác bỏ các luận điểm của Bloomberg.

Hai doanh nghiệp khác có tên trong bài viết, Amazon và Super Micro, quyết định làm theo Apple khi đưa ra các tuyên bố riêng phủ nhận cáo buộc.

Andy Jassy, CEO Amazon Web Services, đăng trên Twitter: “@tim_cook đã đúng. Câu chuyện của Bloomberg cũng viết sai về Amazon. Họ không đưa ra bằng chứng nào, câu chuyện thay đổi liên tục, không cho thấy sự quan tâm trong các câu trả lời của chúng tôi trừ phi chúng tôi thông qua giả thuyết của họ. Phóng viên đã bị “chơi” hoặc lạm dụng tự do ngôn luận. Bloomberg nên gỡ bài”.

Cùng ngày, Super Micro nói sẽ tiếp tục điều tra và đánh giá lại các bảng mạch chủ. Chỉ vài giờ sau, CEO Super Micro Charles Liang bổ sung: “Câu chuyện gần đây của Bloomberg tạo ra sự bối rối và lo ngại cho các khách hàng của chúng tôi, khiến cho họ và chúng tôi bị tổn hại. Bloomberg nên hành động có trách nhiệm và rút lại những cáo buộc không có cơ sở về việc linh kiện độc hại đã được cài vào bảng mạch của chúng tôi trong quá trình sản xuất”.

Bài báo của Bloomberg dẫn 17 nguồn tin giấu tên nhưng cho đến nay, chưa có thông báo nào về phần cứng bị xâm phạm xuất hiện. Ngay khi được đăng tải, nó đã gây ra làn sóng tranh cãi trong giới bảo mật và nhiều chuyên gia cảm thấy không thuyết phục. Bộ An ninh nội địa Mỹ, Cơ quan An ninh quốc gia, Cơ quan An ninh mạng Anh cũng nói rằng chưa nhìn thấy bằng chứng liên quan đến cáo buộc của Bloomberg.

Theo Du Lam (Ictnews.vn)

Mỹ liệt China Mobile vào danh sách đen

Nhà mạng di động lớn thứ ba Trung Quốc bị chính quyền Mỹ coi là đe dọa an ninh quốc gia và không cho phép hoạt động tại nước này.

Cơ quan quản lý Viễn thông và Thông tin quốc gia Mỹ (NTIA) ngày 2/7 đã đề nghị Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) nước này không cho phép China Mobile hoạt động tại Mỹ.

China Mobile nộp đơn lên FCC xin phép cung cấp dịch vụ viễn thông tại Mỹ từ năm 2011 nhưng bị treo từ đó tới nay. Năm 2013, China Mobile tiếp tục viết thư cho FCC yêu cầu thông qua đề nghị này.

Mỹ liệt China Mobile vào danh sách đenNhà mạng di động lớn thứ ba Trung Quốc bị chính quyền Mỹ coi là đe dọa an ninh quốc gia

Trong vài tháng trở lại đây, chính phủ Mỹ liên tục áp dụng các biện pháp ngăn cản công ty công nghệ Trung Quốc, điển hình là Huawei và ZTE. Bộ Thương mại Mỹ hôm 3/7 đã tạm dỡ bỏ lệnh cấm ZTE từ 1/8 sau khi công ty này nộp khoản tiền phạt khổng lồ.

Chính phủ Trung Quốc sở hữu tới 74% cổ phần China Mobile, và đây chính là điểm NTIA lo ngại công ty này có thể bị thao túng.

Hoạt động gián điệp công nghiệp ảnh hưởng tới an ninh quốc gia đang được chính phủ Mỹ rất quan tâm. Dưới thời chính quyền Trump, lo ngại này càng được đẩy lên cao.

Theo Nguyễn Minh (VietNamNet)

Oppo R15x trình làng, màn hình giọt nước `ăn đứt` iPhone Xs

Cuối cùng Oppo đã công bố chiếc smartphone R15x đi kèm nhiều tính năng hiện đại như mong đợi của người dùng.

Oppo R15x đi kèm hệ thống máy quét vân tay được nhúng trong màn hình (UD), trong khi camera selfie được đặt trong một notch dạng giọt nước khá bắt mắt. Công ty vẫn chưa tiết lộ thông số kỹ thuật đầy đủ của thiết bị mà thay vào đó chỉ công bố các tính năng chính, giá bán cũng như kế hoạch phát hành sản phẩm.

Oppo R15x trình làng, màn hình giọt nước ăn đứt iPhone XsHai tùy chọn màu sắc với hiệu ứng gradient của Oppo R15x.

Theo đó, Oppo R15x có màn hình AMOLED 6,4 inch với cảm biến UD quang học đến từ Synaptics. Công ty tuyên bố sản phẩm có màn hình chiếm tỷ lệ 91% trên toàn thân, trong khi máy ảnh mặt trước được gắn vào notch giọt nước, trong khi loa phát ra theo đường viền.

Máy ảnh mặt trước cung cấp độ phân giải 25 MP với khả năng nhận diện hơn 800 cảnh và hỗ trợ tính năng trợ lý ảo AI. Các thiết lập chính không được liệt kê trên trang web nhưng nhiều khả  năng nó tiếp tục sở hữu các tính năng giống như chiếc Oppo K1 trước đó, bao gồm camera chính 16 MP với khẩu độ f/1.7 kết hợp camera phụ 2 MP với mục đích đo chiều sâu. Điện thoại sử dụng giao diện người dùng Color OS 5.2 dựa trên nền tảng Android Oreo. Dung lượng pin của máy chưa được tiết lộ.

Oppo R15x trình làng, màn hình giọt nước ăn đứt iPhone XsMáy có notch kích thước giọt nước trên màn hình.

Điểm đáng chú ý của Oppo R15x khi so với K1 chính là bộ nhớ RAM và bộ nhớ trong của R15x đã được nâng lên, với mức 6 GB và 128 GB. Điện thoại có 2 màu hiệu ứng gradient là Nebula và Ice. Giá bán dành cho sản phẩm rơi vào khoảng 360 USD, tương đương 8,37 triệu đồng, lên kệ vào ngày 1/11 nhưng hiện đang cho pehps đặt hàng trước tại Trung Quốc.

Theo Kiến Tường (Dân Việt)

Smartphone đang quay trộm màn hình của người dùng

Nghiên cứu mới cho thấy nhiều ứng dụng đã tự quay và chụp ảnh màn hình của người dùng gửi cho bên thứ ba mà không cần sự cho phép.

Theo BGR, một số nhà nghiên cứu tại Đại học Northeastern (Mỹ) gần đây đã tìm ra một vấn đề nghiêm trọng trong quá trình xác minh xem cách các thiết bị di động như smartphone theo dõi người dùng.

Trước đây, theo quan niệm cũ, khi nhắc tới "mặt tối" của công nghệ, nhiều người cho rằng các thiết bị như điện thoại di động đang thao túng, theo dõi vị trí, nghe lén, lợi dụng các ứng dụng và phần mềm ẩn để bán quảng cáo cho người sử dụng. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy trên thực tế, hoạt động gián điệp của các smartphone được thực hiện theo một cách khác.

Smartphone đang quay trộm màn hình của người dùng

Qua kiểm tra 17.260 ứng dụng Android và đặc biệt là chú ý đến các tệp phương tiện được gửi từ chúng, nhóm nghiên cứu đã không phát hiện một trường hợp nào trong đó, các ứng dụng này tự bật micro của điện thoại và gửi đi các tệp tin âm thanh. Nhưng một số ứng dụng đã gửi bản quay video và ảnh chụp màn hình cho bên thứ ba.

"Nghiên cứu cho thấy một số rủi ro về bảo mật đáng báo động trong hệ sinh thái ứng dụng Android, bao gồm các ứng dụng cung cấp quyền truy cập và ứng dụng truyền thông cho phép chia sẻ dữ liệu hình ảnh và video với các bên khác mà không có sự đồng ý của người dùng. Chúng tôi cũng xác định một rủi ro bảo mật trước đây chưa được báo cáo, phát sinh từ việc bên thứ ba thu thập bản ghi và ảnh chụp màn hình mà không thông báo cho người dùng. Điều này có thể xảy ra mà không cần bất kỳ quyền nào từ người sử dụng thiết bị", các nhà nghiên cứu cho biết.

Một trong những cái tên nổi bật được nhắc tới là ứng dụng giao hàng thực phẩm GoPuff. Cụ thể, nó đã sử dụng video và ảnh chụp màn hình của người dùng để gửi đến một công ty phân tích dữ liệu di động có tên Appsee. Trong phần chính sách bảo mật của mình, GoPuff không nói bất kỳ điều gì liên quan tới việc này. Sau khi bị phát hiện, công ty đã cập nhật chính sách và đề cập đến nó như một dạng "thông tin nhận dạng cá nhân" để trao cho Appsee.

Dù không phát hiện được bằng chứng nào về việc nghe trộm, các nhà nghiên cứu cũng không hoàn toàn loại bỏ nguy cơ này. Kết quả của nghiên cứu sẽ được trình bày tại Hội nghị chuyên đề về tăng cường công nghệ bảo mật tại Barcelona tháng tới.

Theo Bảo Nam (VnExpress.net)

Google xin lỗi về sự cố sập mạng quy mô lớn của YouTube

Google vừa đưa ra lời xin lỗi và thông báo sẽ miễn phí một tuần với các thuê bao dịch vụ YouTube TV do sự cố sập mạng kéo dài gần hai giờ hôm 16/10.

Để được miễn phí dịch vụ YouTube TV, người dùng cần phải điền vào một biểu mẫu đã được gửi tới hòm thư điện tử sau sự cố hôm 16/10.

Google xin lỗi về sự cố sập mạng quy mô lớn của YouTubeSự cố sập mạng YouTube hôm 17/10 vừa qua (giờ Việt Nam)

Đây là lần thứ hai YouTube TV trải qua sự cố gián đoạn dịch vụ trong năm nay. Trước đó, dịch vụ này bị gián đoạn khi tường thuật các trận đấu bóng đá của World Cup 2018.

Sáng 17/10 theo giờ Việt Nam, trang chia sẻ video hàng đầu thế giới YouTube (bao gồm cả các dịch vụ YouTube TV và YouTube Music) đã bị sập mạng toàn cầu, khiến người dùng không thể mở các video trực tuyến.

Trang web có lượt truy cập lớn thứ hai thế giới bị sập mạng lúc 21 giờ tối giờ Mỹ ngày 16/10, tức 8 giờ sáng ngày 17/10 theo giờ Việt Nam.

  Nhiều người dùng phiên bản trên máy tính để bàn cho biết khi truy cập vào trang YouTube, họ chỉ thấy bộ khung hiển thị của trang web mà không thấy bất kỳ nội dung video nào; trong khi trang trình chiếu video thì hiện thị dòng thông điệp "An error occurred. Please try again later." (Một lỗi đã xảy ra. Vui lòng trở lại sau).

Người dùng ứng dụng di động YouTube cũng không thể sử dụng dịch vụ này.

Sự cố sập mạng YouTube được ghi nhận xảy ra ở châu Mỹ, châu Âu, châu Á (gồm cả Việt Nam), Australia và New Zealand.

Theo VietNam+

Choáng với smartphone trang bị đến 9 máy ảnh phía sau

Nguyên mẫu smartphone này đi kèm đến 9 máy ảnh phía sau, có thể chụp ảnh độ phân giải lên đến 64 megapixel.

Báo cáo từ tờ Washington Post cho biết công ty đứng đằng sau máy ảnh L16 có đến 16 cảm biến hình ảnh phía sau, Light, đang phát triển một smartphone với rất nhiều camera để người dùng khai thác. Ngay cả khi có một lượng lớn ống kính máy ảnh phía sau nhưng nguyên mẫu này không dày hơn nhiều so với iPhone X. Các cảm biến bổ sung giúp tăng hiệu suất ánh sáng thấp và hiệu ứng độ sâu của điện thoại, sử dụng hệ thống xử lý nội bộ để kết nối hình ảnh lại với nhau.

Choáng với smartphone trang bị đến 9 máy ảnh phía sauNguyên mẫu smartphone có 9 máy ảnh phía sau của Light.

Đây là bước đi hợp lý dành cho Light sau khi công ty tạo ra máy ảnh L16 trị giá 1.950 USD vào năm 2015 và bán ra thị trường vào năm 2017. Chiếc máy ảnh L16 này của Light trang bị 16 ống kính để chụp ảnh độ phân giải đến 52 megapixel. Mặc dù kết quả thật ấn tượng, đặc biệt khi kích thước của máy ảnh thực sự có thể bỏ túi, nhưng cuối cùng người tiêu dùng vẫn muốn sự tiện lợi của điện thoại với máy ảnh cao cấp hơn.

Light không phải là công ty duy nhất quan tâm đến việc phát triển một chiếc điện thoại di động siêu chụp ảnh. Hãng sản xuất máy ảnh RED đang gần phát hành smartphone với hệ thống ống kính mô-đun và có thể được sử dụng làm kính ngắm cho máy ảnh rạp chiếu phim của RED.

Choáng với smartphone trang bị đến 9 máy ảnh phía sauNhãn

Máy ảnh L16 với 16 ống kính được Light bán ra từ năm ngoái nhưng không thành công.

Ngoài ra Huawei cũng vừa phát hành Huawei P20 Pro sử dụng 3 ống kính để cung cấp cho người dùng lựa chọn tốt nhất có thể để chụp ảnh nhiều màu sắc, đơn sắc và zoom. Nhiều năm trước, Nokia đã phát triển điện thoại số megapixel lớn bằng việc nhồi một cảm biến 41 MP vào trong Lumia 1020 và PureView 808.

Rất tiếc, các chi tiết bổ sung về điện thoại Light không có sẵn ở thời điểm này, cũng như không rõ khi nào điện thoại được phát hành.

Theo Kiến Tường (Dân Việt)

Cha đẻ Android đã thua trong cuộc chiến với Apple và Samsung

Thương hiệu Essential được phát triển bởi Andy Rubin, cha đẻ hệ điều hành Android, không mấy thành công. Trong khi gã tí hon OnePlus đang dần trở nên nguy hiểm với các ông lớn.

Essential, thương hiệu smartphone cao cấp ra mắt năm ngoái, không còn sản phẩm kế nhiệm. Dự án làm thiết bị cho nhà thông minh của công ty bị trì hoãn và 30% nhân viên bị sa thải, theo Bloomberg.

Những khó khăn của Essential cho thấy thị trường không có chỗ cho một nhà sản xuất smartphone mới nếu hãng không có chiến lược phù hợp để thu hút người dùng.

Từng là làn gió mới

Essential Phone được ra mắt trong năm 2017. Máy sở hữu thiết kế đẹp, phần viền màn hình mỏng và dùng vật liệu gốm cho mặt sau. Đây cũng là chiếc điện thoại đầu tiên có phần notch, được làm nhỏ gọn, trước cả iPhone X, mang đến làn gió mới trên thị trường di động.

Cha đẻ Android đã thua trong cuộc chiến với Apple và SamsungEssential Phone có thiết kế đẹp, viền màn hình khá mỏng. Ảnh: Paste Magazine. 

Máy được chạy trên hệ điều hành Android gốc cùng cấu hình khá mạnh với vi xử lý Snapdragon 835, RAM 4 GB và bộ nhớ trong 128 GB. Model này còn được trang bị các chân kết nối từ tính và giao thức truyền dữ liệu không dây để kết nối với các phụ kiện như camera 360 độ.

Essential Phone được bán với mức giá khá cao 700 USD (16,3 triệu đồng), gần bằng với những sản phẩm cao cấp từ Samsung hay Apple.

Tuy nhiên, một số người dùng có thể thậm chí không biết về sự tồn tại của chiếc smartphone này. Ở thị trường Mỹ, hầu hết người dùng mua điện thoại thông minh tại các cửa hàng của 4 nhà mạng lớn gồm AT&T, T-Mobile, Sprint và Verizon Wireless. Essential Phone chỉ được bán độc quyền qua nhà mạng Sprint, điều này đã hạn chế khả năng tiếp cận một lượng lớn khách hàng sử dụng những nhà mạng khác.

Theo ông Francisco Jeronimo, Giám đốc nghiên cứu của IDC, doanh số bán hàng của Essential Phone đạt 90.000 chiếc trong 6 tháng đầu tiên. Đây không phải là con số ấn tượng, nhưng không đến nỗi tệ.

Người ta kỳ vọng Essential Phone sẽ có sản phẩm kế nhiệm, nhưng sắp kết thúc năm 2018, không có thêm chiếc di động nào từ công ty của cha đẻ Android.

Không ồn ào như Essential, OnePlus vẫn sống tốt

Cùng ý tưởng tạo ra chiếc smartphone cao cấp giá tốt và chạy trên nền tảng tương đối "thuần" Android, nhưng số phận của Essential trái ngược với OnePlus. 

Được gán với tên tuổi của cha đẻ Android, Essential Phone xuất hiện ồn ào nhưng cũng nhanh chóng chết chìm do sản phẩm mắc lỗi. Trong khi đó, OnePlus từ chỗ bán số lượng hạn chế, ít làm truyền thông, nay đã bắt đầu có số má trên thị trường di động.

OnePlus đang cho thấy sự thành công của mình với lượng người dùng trung thành. Đồng thời, đây cũng là mẫu smartphone Android hiếm hoi có người dùng xếp hàng trong ngày mở bán tại các thành phố lớn trên thế giới. Điều này chỉ thường thấy khi Apple bán ra một chiếc iPhone mới.

Cha đẻ Android đã thua trong cuộc chiến với Apple và SamsungOnePlus đang có thị phần trong nhóm cao cấp hơn hẳn Samsung và Apple ở Ấn Độ, dù tổng doanh số các phân khúc không thể sánh hai ông lớn.

OnePlus bắt đầu với những thị trường dễ tính thay vì Mỹ như cách làm của Essential. OnePlus One là mẫu smartphone đầu tiên được hãng giới thiệu vào năm 2014 tại thị thường Ấn Độ, Trung Quốc và Châu Âu. Những khu vực này ít chịu sự chi phối bởi các nhà mạng lớn như thị trường Mỹ.

Tại Ấn Độ, thị trường quan trọng nhất của OnePlus, thị phần ở nhóm cao cấp của OnePlus đã vượt Samsung và Apple trong quý II/2018, theo CounterPoint. OnePlus 6 là smartphone cao cấp bán chạy nhất với 30% thị phần, xếp trên Galaxy S9 Plus.

Ngoài việc xác định thị trường đúng đắn, OnePlus mang đến các smartphone Android có thiết kế đẹp, độ hoàn thiện cao cùng cấu hình mạnh mẽ ngang bằng với các đối thủ, nhưng giá bán thấp hơn đáng kể. Mẫu OnePlus One có giá 300 USD (7 triệu đồng) nhưng cấu hình tương tự những model 650 USD (15,1 triệu đồng), đây được xem là yếu tố tạo nên sự thành công của OnePlus.

Cha đẻ Android đã thua trong cuộc chiến với Apple và SamsungCấu mẫu smartphone của OnePlus có thiết kế đẹp, cấu hình mạnh nhưng giá bán rẻ hơn đáng kể so với các đối thủ. Ảnh: XDA Developers. 

Công ty dự kiến bán được từ 30.000 - 50.000 chiếc, nhưng con số đã lên đến gần một triệu máy trong khoảng 9 tháng của năm 2014. Thế nên con số 90.000 máy bán ra sau 6 tháng của Essential phone chỉ chiếm một phần nhỏ so với OnePlus One.

Các sản phẩm của OnePlus chủ yếu được bán trên website của hãng, tiết kiệm chi phí mặt bằng và nhân viên. Đồng thời, hãng có thể biết được số lượng đặt hàng của máy, từ đó điều chỉnh mức sản xuất hợp lý.

Trên thực tế, OnePlus không bán được nhiều điện thoại như Apple, Samsung hay Xiaomi. Nhưng hãng chắc chắn bán nhiều smartphone hơn Essential. Mang cấu hình cao cấp và bán nửa giá do với các đối thủ, OnePlus cũng chưa có những model nào thực sự đặc sắc. Cái mà họ mang đến cho người dùng là cảm giác "đáng tiền".

Mặt khác, OnePlus cũng chưa phải là "flagship killer" trong ngày một ngày hai như những đồn thổi, nhưng hãng tương đối thành công khi tiếp cận những thị trường khó tính, điều mà đối thủ đồng hương Huawei khao khát nhưng chưa thể thực hiện.

Theo Lê Trọng (Tri Thức Trực Tuyến)

Điện thoại pin `trâu`, nồi đồng cối đá Poptel P9000 Max, giá 4,5 triệu đồng

Sử hữu khả năng chống chịu va đập tốt, pin “khủng” 9000 mAh, Poptel P9000 Max là người bạn đồng hành lý tưởng cho những ai đam mê du lịch.

Không chỉ sở hữu giá bán phải chăng, nhiều mẫu smartphone “nồi đồng cối đá” còn có khả năng cung cấp thời lượng pin dài lên tới nhiều ngày. Và thương hiệu Poptel đã phát triển theo hướng này bằng cách giới thiệu một chiếc điện thoại mới mang tên P9000 Max, hỗ trợ kết nối LTE toàn cầu.

Điện thoại pin trâu, nồi đồng cối đá Poptel P9000 Max, giá 4,5 triệu đồngMáy có khả năng chống nước ưu việt.

Xuất hiện ngay ở tên gọi, chiếc smartphone này được trang bị đi kèm viên pin 9000 mAh “khổng lồ”. Với dung lượng pin này, người dùng hoàn toàn có thể sử dụng trong vòng một tuần mà không cần sạc pin, rất thích hợp cho những chuyến đi khám phá. Ở mặt trước, máy có màn hình FHD cỡ 5,5 inch đủ dùng.

Điện thoại pin trâu, nồi đồng cối đá Poptel P9000 Max, giá 4,5 triệu đồngViên pin 9000 mAh cho thời lượng cả tuần.

Poptel P9000 Max được cung cấp sức mạnh bởi chip xử lý tám lõi (octa-core), RAM 4GB và bộ nhớ trong 64 GB; camera sau 13MP và camera selfie 8MP. Với cấu hình này, máy có thể xử lý "ngon" mọi tác vụ.

Điện thoại pin trâu, nồi đồng cối đá Poptel P9000 Max, giá 4,5 triệu đồngThiết bị cũng có khả năng chống bụi tốt.

Tuy nhiên, ngoại hình của thiết bị không mấy bắt mắt. Mặt trước của điện thoại Poptel được bảo vệ bằng kính cường lực Gorilla Glass, các cạnh được bo thêm cao su đàn hồi cao, có khả năng chịu va đập mạnh. Chiếc smartphone này cũng có khả năng chống nước đạt chứng nhận IP68 nên người dùng hoàn toàn có thể yên tâm khi chúng bị rơi xuống nước. 

Điện thoại pin trâu, nồi đồng cối đá Poptel P9000 Max, giá 4,5 triệu đồngMàn hình 5,5 inch đủ dùng.

Về khả năng sạc pin, Poptel có cổng sạc 2A, hỗ trợ sạc đầy chỉ trong 3,5 giờ. Đây thực sự là thời gian quá nhanh cho một viên pin 9000 mAh, gấp 3 lần dung lượng điện thoại bình thường. P9000 Max có thể cung cấp tối đa 46 giờ phát video và hai tháng ở chế độ chờ (sử dụng cả 2 SIM). 

Điện thoại pin trâu, nồi đồng cối đá Poptel P9000 Max, giá 4,5 triệu đồngĐèn flash siêu sáng.

Về các tính năng bổ sung, sản phẩm có thể mở khóa nhanh bằng máy quét vân tay ở mặt lưng, hỗ trợ kết nối NFC, cũng có các cử chỉ thông minh và có tới bốn đèn LED mạnh mẽ để phụ trợ chiếu sáng. Hiện tại ở Mỹ, P9000 Max hỗ trợ LTE đang giảm giá từ 249,99 USD (tương đương 5,7 triệu đồng) xuống còn 200 USD – 4,5 triệu đồng, quá hấp dẫn cho những ai đang khao khát chúng.

Điện thoại pin trâu, nồi đồng cối đá Poptel P9000 Max, giá 4,5 triệu đồngMáy quét vân tay ở mặt lưng.

Theo An Nhiên (Dân Việt)

Smartphone 190 USD có camera quét 3D như iPhone XS

Có giá bằng 1/5 nhưng mẫu Android Lenovo S5 Pro không chỉ có màn hình tai thỏ mà còn được trang bị cả camera quét khuôn mặt 3D.

S5 Pro và K5 Pro là hai sản phẩm vừa được trình làng tại Trung Quốc với mức giá chỉ 140 đến 190 USD. Tuy nhiên, smartphone giá rẻ của Lenovo lại thu hút chú ý với thiết kế trông như iPhone giá 1.000 USD của Apple. 

Smartphone 190 USD có camera quét 3D như iPhone XSS5 Pro với vỏ kim loại và màn hình 6,2 inch.

Có vỏ kim loại nguyên khối, nhưng nếu nhìn từ phía trước, Lenovo S5 Pro trông giống iPhone XS và XS Max nhờ màn hình tràn viền tai thỏ. Nó có kích thước 6,2 inch và dùng tấm nến IPS với độ phân giải Full HD, cao hơn iPhone XR.

Theo GSM Arena, không như nhiều smartphone Android màn hình tai thỏ giá rẻ khác, phần khuyết ở phía trên màn hình của S5 Pro được Lenovo sử dụng để trang bị camera kép và càm biến hồng ngoại cho phép quét và nhận diện khuôn mặt 3D, đem lại tính năng bảo mật tương tự Face ID của Apple. Hai camera này có cảm biến độ phân giải 20 megapixel. 

Smartphone 190 USD có camera quét 3D như iPhone XSCamera kép ở mặt trước của mẫu Android giá rẻ có tính năng quét 3D.

Ở mặt lưng, model giá rẻ tới từ Trung Quốc cũng có camera hai ống kính đặt dọc với độ phân giải 12 và 20 megapixel. Ống kính thứ hai là dạng tele 2X. Hệ thống camera kép này của Lenovo có thể quay video ở độ phân giải 4K, tính năng hiếm gặp trên smartphone cùng tầm giá. 

Không sử dụng vi xử lý cao cấp nhưng cấu hình của Lenovo S5 Pro vẫn tốt so với giá khi dùng vi xử lý Snapdragon 636 đi kèm 6 GB RAM và bộ nhớ 128 GB. Pin có dung lượng 3.500 mAh và hỗ trợ sạc nhanh. 

Model còn lại, K5 Pro, được Lenovo trang bị màn hình Full HD nhỏ hơn, 6 inch, và không còn tai thỏ, hệ thống camera có khả năng quét 3D. Tuy nhiên, máy vẫn có camera kép ở phía sau, dùng chip Snapdragon 636 cùng giá bán lần lượt 140 USD (4 GB RAM - bộ nhớ 64 GB) và 190 USD (6 GB RAM - bộ nhớ 128 GB).

Smartphone 190 USD có camera quét 3D như iPhone XSK5 Pro với giá từ 140 USD.

Ngoài pin dung lượng cao 4.050 mAh hỗ trợ sạc nhanh, điểm đáng chú ý nữa ở K5 Pro là loa kép stereo và tích hợp bộ xử lý âm thanh SmartPA của NXP và hỗ trợ công nghệ Dirac.

Theo Tuấn Anh (VnExpress.net)

Top 10 điện thoại bán chạy nhất lịch sử

iPhone 6 là smartphone duy nhất nằm trong top điện thoại bán chạy nhất lịch sử, còn lại là các điện thoại cơ bản đến từ Nokia, Motorola, Samsung.

Top 10 điện thoại bán chạy nhất lịch sửNokia 1100 (hơn 250 triệu chiếc) Ra mắt năm 2003, Nokia 1100 nhanh chóng được yêu thích nhờ thiết kế nhỏ gọn, ôm tay, vỏ chống bụi, bên cạnh đó là thời lượng pin và độ bền cao, chống chịu được va đập mạnh và giá bán chỉ 100 USD. Máy đạt doanh số 250 triệu chiếc trong 5 năm và là chiếc điện thoại di động thứ 1 tỷ của Nokia được bán ra là Nokia 1100 (tại Nigieria vào năm 2005).Top 10 điện thoại bán chạy nhất lịch sửNokia 1110 (250 triệu chiếc) Năm 2005, Nokia cho ra đời 1110 hướng tới người dùng ưa thích sự nhỏ gọn và tập trung cho tính năng nghe gọi, nhắn tin. Tất nhiên, thiết bị vẫn ưu tiên độ bền "nồi đồng cối đá" và pin "trâu", sóng khỏe.Top 10 điện thoại bán chạy nhất lịch sửiPhone 6/6 Plus (220 triệu chiếc) Được Apple trình làng năm 2014, bộ đôi iPhone 6 có thiết kế "lột xác" với dạng bo tròn thay vì vuông vắn của iPhone 5s. Máy cũng là thiết bị đầu tiên được nâng cấp kích thước màn hình lên 4,7 inch và 5,5 inch để thay thế cho kích thước 4 inch trên phiên bản tiền nhiệm. Thiết bị này đã mang về cho công ty Mỹ doanh số hơn 220 triệu máy trên toàn cầu.Top 10 điện thoại bán chạy nhất lịch sửNokia 3210 (hơn 150 triệu chiếc) Có thiết kế trẻ trung ở thời điểm ra mắt (1999) và đặc biệt là trò chơi rắn săn mồi, Nokia 3210 đã thu hút được hàng triệu người dùng trên toàn thế giới. Tất nhiên, máy vẫn giữ ưu điểm về độ bền cao và pin cho khả năng sử dụng nhiều ngày liên tục sau mỗi lần sạc.Top 10 điện thoại bán chạy nhất lịch sửNokia 1200 (150 triệu chiếc) Chiếc điện thoại "cục gạch" này không xa lạ gì tại Việt Nam. Viên pin cho khả năng sử dụng nhiều ngày, thiết kế nhỏ gọn và trò rắn săn mồi là ba điểm hấp dẫn trên chiếc Nokia 1200. Ra mắt cùng thời với iPhone (2007) nhưng nó đạt doanh số 150 triệu chiếc chỉ vài năm sau khi xuất hiện.Top 10 điện thoại bán chạy nhất lịch sửNokia 6600 (150 triệu chiếc) Tại Việt Nam, nhiều người gọi vui Nokia 6600 là "Nokia quả trứng" hoặc "Nokia béo" nhờ thiết kế dạng oval lạ mắt. Khi ra mắt năm 2003, máy thuộc dòng cao cấp với màn hình 2,1 inch, camera VGA, pin 850 mAh. Dù mức giá bán lẻ không hề rẻ (695 USD), máy vẫn đạt doanh số rất cao.Top 10 điện thoại bán chạy nhất lịch sửNokia 5230 (150 triệu chiếc) Ra mắt 2009, máy có thể xem là một trong những smartphone đời đầu của Nokia. Nokia 5230 có màn hình cảm ứng 3,2 inch, GPS, camera 2 megapixel, RAM 128MB, hệ điều hành Symbian và kết nối 3G. Tuy nhiên, sản phẩm không được tích hợp Wi-Fi.Top 10 điện thoại bán chạy nhất lịch sửSamsung E1100 (150 triệu chiếc) Ra mắt 2009, mẫu điện thoại cơ bản của Samsung được đánh giá cao nhờ thiết kế chắc chắn, pin dung lượng cao (thời gian chờ 13 ngày) và mức giá phải chăng. E1100 có màn hình 1,52 inch, bộ nhớ trong 1 MB và tích hợp đèn pin.Top 10 điện thoại bán chạy nhất lịch sửNokia 2600 (135 triệu chiếc) Điện thoại này ra mắt năm 2004 và nhanh chóng chiếm được cảm tình của người dùng nhờ kiểu dáng nhỏ gọn, sóng khỏe, pin dung lượng lớn và đặc biệt là có màn hình màu.Top 10 điện thoại bán chạy nhất lịch sửMotorola Razr V3 (130 triệu chiếc) Razr V3 được xem là chiếc điện thoại nắp gập có doanh số cao nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại. Ngoài thiết kế mỏng nhẹ so với hầu hết điện thoại thời bấy giờ, thiết bị còn có màn hình màu, hỗ trợ nghe nhạc và nhiều tính năng thời thượng khác.

Theo Bảo Lâm (VnExpress.net)

Chưa về Việt Nam, iPhone XR đã loạn giá

Mức chào bán chênh lệch cho bản 64 GB tại Hà Nội và TP.HCM lên đến 3 triệu đồng.

Apple đã bắt đầu nhận đặt hàng iPhone XR vào ngày 19/10 với nhiều phiên bản màu sắc và mức giá rẻ hơn iPhone XS. Dự kiến, máy sẽ chính thức lên kệ một số thị trường từ ngày 26/10.

Các cửa hàng ở TP.HCM đã bắt đầu cho đặt cọc iPhone XR với mức giá từ 26 đến 30 triệu đồng cho các phiên bản bộ nhớ trong 64 đến 256 GB, cao hơn từ 4-5 triệu đồng so với giá chính hãng dự kiến.

Chưa về Việt Nam, iPhone XR đã loạn giáiPhone XR có nhiều phiên bản màu sắc nổi bật. Ảnh: Futurezone.at 

“Hiện tại số lượng người dùng đặt hàng iPhone XR bên mình khá nhiều. Model này có nhiều phiên bản màu sắc để người dùng lựa chọn và giá bán cũng rẻ hơn so với iPhone XS” anh Thế Long, quản lý cửa hàng trên đường 3/2 (TP.HCM) chia sẻ.

Anh Long cho biết thêm iPhone XR phiên bản màu xanh và cam được người dùng đặt hàng nhiều nhất vì đây là 2 màu mới khá lạ và đẹp.

Trong khi đó, giá iPhone XR xách tay được chào bán tại các cửa hàng ở Hà Nội từ 23 đến 30 triệu đồng cho các phiên bản 64 đến 256 GB. Như vậy, bản dung lượng thấp nhất có giá chào bán thấp hơn đến 3 triệu ở Hà Nội so với TP.HCM trong khi bản dung lượng tối đa giá tương đương.

Chưa về Việt Nam, iPhone XR đã loạn giáiPhone XR chỉ được trang bị camera đơn phía sau. Ảnh: Pocket-lint. 

“iPhone XR nhiều khả năng sẽ dễ bán hơn iPhone XS vì thiết kế, cấu hình của máy không có nhiều khác biệt nhưng lại có giá rẻ hơn. Đồng thời, model này vẫn có tùy chọn 2 SIM vật lý tại một số thị trường như Hong Kong, Ma Cao” anh Trần Quốc Trung - Trưởng phòng kinh doanh một hệ thống bán lẻ smartphone tại TP.HCM cho biết.

Theo thông tin từ dân kinh doanh, hiện mẫu iPhone X có tình trạng khan hàng vì giá của model này được điều chỉnh còn khoảng 22 triệu đồng cho phiên bản 64 GB. Trong khi đó mẫu iPhone XS bán ra khá chậm vì mức giá còn cao và không có nhiều khác biệt so với iPhone X. Người dùng vẫn lựa chọn iPhone XS Max phiên bản màu vàng 2 SIM nhiều hơn.

iPhone XR có mặt trước tương tự hai mẫu thiết bị cao cấp. Tuy nhiên, màn hình của máy chỉ dùng công nghệ LCD độ phân giải 1.792 x 828 pixel, thay vì OLED. Cấu hình của iPhone XR tương đương iPhone XS và XS Max nhưng máy chỉ có một camera chính 12 MP.

Các nhà bán lẻ cho biết iPhone XR chính hãng (mã VN/A) sẽ lên kệ vào giữa tháng 11. Giá bán dự kiến của máy là từ 21,9 triệu đồng, Model này sẽ được bán ra với đầy đủ các tùy chọn màu sắc bao gồm đen, trắng, đỏ, vàng, cam và xanh.

Theo Lê Trọng (Tri Thức Trực Tuyến)

Bản đồ Facebook sai do lỗi kỹ thuật: Lời chống chế không thuyết phục

“Đây là lỗi kỹ thuật. Chúng tôi đã khắc phục”, ông Javier Olivan, Phó chủ tịch Facebook trả lời Zing.vn tối 4/7. Tuy nhiên, lý do “lỗi kỹ thuật” đã bị nhiều chuyên gia phản bác.

Trước làn sóng bức xúc, yêu cầu Facebook xin lỗi của người dùng Việt Nam, lãnh đạo cấp cao Facebook tiếp tục khẳng định vụ hiển thị chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ Trung Quốc tại bản đồ quản lý quảng cáo và mật độ livestream là “lỗi kỹ thuật” và không bình luận thêm về động thái tiếp theo.

Tuy nhiên, giải thích này từ phía Facebook không thuyết phục đối với giới nghiên cứu quốc tế. Đây là vấn đề mang tính hệ thống, đã có tiền lệ và không có gì đảm bảo không tiếp tục xảy ra trong tương lai.

'Lỗi kỹ thuật' và không xin lỗi Việt Nam

Trả lời Zing.vn qua email tối ngày 4/7 (giờ Việt Nam), ông Javier Olivan, Phó chủ tịch phụ trách tăng trưởng của Facebook, giải thích ngắn gọn: “Đây là lỗi kỹ thuật. Chúng tôi đã khắc phục”.

Đây là luận điểm duy nhất Facebook đã dùng trong suốt tuần qua khi được hỏi về trách nhiệm của mạng xã hội này đối với bản đồ gộp Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Trung Quốc.

Ông Olivan nói thêm, nếu cần thêm thông tin, có thể liên lạc với bà Debbie Frost, Giám đốc truyền thông của Facebook. Zing.vn tiếp tục đặt câu hỏi đối với bà Frost về trách nhiệm của Facebook đối với các vấn đề sau:

Thứ nhất, nếu khẳng định đây đơn thuần là “lỗi kỹ thuật”, Facebook đã có những động thái khắc phục nào?

Thứ hai, Facebook sẽ tuân thủ các nguyên tắc quốc tế liên quan đến vùng tranh chấp như thế nào để đảm bảo không còn những “lỗi kỹ thuật” tương tự trong tương lai?

Thứ ba, vấn đề này liên quan đến chủ quyền quốc gia. Facebook có cho rằng mình cần xin lỗi người dân và chính phủ Việt Nam?

Thứ tư, phản ứng của Facebook đối với quan điểm cho rằng: Thị trường Trung Quốc quá lớn và quá hấp dẫn khiến cho Facebook và các công ty công nghệ lớn khác sẽ luôn sẵn lòng chiều theo các yêu sách của Trung Quốc nhưng đồng thời luôn tìm mọi cách để lách luật ở nhiều nước khác?

Bà Debbie Frost chưa phản hồi những câu hỏi này (ngày 4/7 là Quốc khánh Mỹ).

'Lỗi kỹ thuật' chỉ là chống chế

Theo các chuyên gia quốc tế, luận điểm “lỗi kỹ thuật” chưa bao giờ mang tính thuyết phục.

Tiến sĩ Sarah Logan, chuyên gia về an ninh mạng thuộc Đại học New South Wales (Australia), nhận định với Zing.vn: “Facebook gọi sai sót này là một lỗi thuần túy kỹ thuật, nhưng khó lòng chỉ là một sai sót kỹ thuật. Dẫu cho đó thật sự là lỗi kỹ thuật, mô thức chung về việc công nhận tuyên bố lãnh thổ của Trung Quốc theo hướng có lợi cho Bắc Kinh là việc có tiền lệ”.

Bản đồ Facebook sai do lỗi kỹ thuật: Lời chống chế không thuyết phụcFacebook thừa nhận "lỗi kỹ thuật" về hiển thị sai lệch bản đồ chủ quyền Việt Nam. Ảnh: Chụp màn hình.​​​​​​

Bà Logan dẫn lại một bài báo năm 2016 của Wall Street Journal đưa tin rằng Google Maps, truy cập từ lãnh thổ Trung Quốc, gọi tên những khu vực tranh chấp theo tuyên bố của Trung Quốc và nhận định trong trường hợp Biển Đông, “Google luôn lập luận rằng họ hành xử theo luật lệ địa phương trong các tranh chấp như vậy, và lập luận của Facebook cũng có thể sẽ tương tự nếu họ bị gây áp lực”.

Các chuyên gia đã chỉ ra: Trung Quốc đã và đang dùng kích cỡ và sức hấp dẫn của thị trường này để buộc các công ty đa quốc gia phải chiều theo các yêu sách về chủ quyền nếu muốn làm ăn tại đó.

Hồi cuối tháng 6, Guardian dẫn một nghiên cứu cho thấy hệ thống chấm điểm uy tín công dân của Trung Quốc đang vươn ra khỏi biên giới nước này và ảnh hưởng lên cả các công ty nước ngoài. Hệ thống này vốn được biết đến như một công cụ kiểm soát khổng lồ như cách được miêu tả trong các tiểu thuyết "phản địa đàng" của George Orwell, nơi các công cụ dữ liệu lớn và AI sẽ chấm điểm công dân dựa trên hành vi xã hội, chính trị và kinh tế của họ. Chính phủ Trung Quốc hướng đến việc áp dụng hệ thống này cho 1,3 tỷ dân vào năm 2020.

Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác ít được chú ý hơn, một báo cáo gần đây của học giả Samantha Hoffman tại Viện Chính sách Mạng Quốc tế ASPI tại Canberra nói rằng quyền lực của hệ thống này sẽ vượt khỏi biên giới Trung Quốc và nó đã bắt đầu "uốn nắn" hành vi của các công ty nước ngoài cho phù hợp với yêu cầu của Bắc Kinh. 

"Nó có nguy cơ can thiệp trực tiếp đến chủ quyền của các quốc gia khác", bà nói.

Công ty quốc tế bị ép theo quan điểm Trung Quốc?

Từ ngày 1/1/2018, tất cả các công ty có giấy phép hoạt động tại Trung Quốc cũng đã bị đưa vào một hệ thống đánh giá uy tín. Ví dụ rõ ràng về sức mạnh của hệ thống này là việc chính quyền Trung Quốc gây sức ép buộc các hãng hàng không quốc tế phải định danh Đài Loan và Hong Kong theo cách Bắc Kinh muốn.

Giáo sư Zachary Abuza (Học viện Chiến tranh Mỹ) nhận định với Zing.vn: “Người Trung Quốc đã tốn cả năm qua để cố gắng buộc các tập đoàn chấp nhận quan điểm của họ. Chúng ta đã thấy các hãng hàng không bị trừng phạt khi không xem Đài Loan là một phần của Trung Quốc. Giờ thì họ cố gắng buộc mọi nhà vẽ bản đồ trên thế giới phải cho ra một bản đồ với đường 9 đoạn. Họ sẽ luôn sử dụng thị trường của họ (hoặc thị trường tiềm năng, trong trường hợp của Facebook) để ép các công ty chấp nhận lập trường của họ".

Bản đồ Facebook sai do lỗi kỹ thuật: Lời chống chế không thuyết phụcMark Zuckerberg không giấu giếm việc Facebook thèm muốn thị trường Trung Quốc

"Việc này không có tác dụng về mặt pháp lý nhưng sẽ 'đại chúng hóa' tuyên bố của Trung Quốc", ông nói. 

Theo bà Logan, trong bối cảnh các toan tính lợi nhuận đang điều khiển quyết định về cách đặt tên phần lãnh thổ, chuyện không quá xa xôi là trong trường hợp xảy ra tranh chấp về cách đặt tên, quan điểm của Trung Quốc sẽ chiếm thế thượng phong và các công ty sẽ lựa chọn lợi thế thị trường, dù đó là bên ngoài phạm vi Trung Quốc, như điều đã xảy ra gần đây trong lĩnh vực hàng không và khách sạn.

Bà Logan nhận định: “Nếu Việt Nam lên tiếng phản đối, Facebook sẽ quan tâm, nhưng có lẽ mối quan tâm không đủ lớn để họ ngừng việc đang làm. Họ sẽ tìm một giải pháp kỹ thuật để người dùng Việt Nam không thấy được nội dung bị phản đối đó thôi”.

Bức xúc trước hành xử của Facebook nhưng anh Ngô Nguyệt Hữu cũng bày tỏ trên trang cá nhân: “Facebook bạc bẽo với gần 60 triệu tài khoản Việt Nam là điều bình thường vì Mark Zuckerberg chỉ biết đến quyền lợi của mình. Thị trường Trung Quốc là thứ họ thèm khát. Hãy nhìn cách Mark xin Tập Cận Bình đặt tên cho con đầu lòng và bị từ chối”.

Theo Tuấn Lã - Tâm Tuyền (Tri Thức Trực Tuyến)

Smartphone sạc đầy trong 12 phút sắp thành hiện thực

Không chỉ giúp sạc nhanh hơn, công nghệ pin graphene sẽ giúp tăng dung lượng lớn hơn 45% so với pin Lithium-ion, hạn chế tình trạng pin chai theo thời gian.

Theo một số thông tin rò rỉ trên trang mạng xã hội Weibo của Trung Quốc, Samsung sẽ ứng dụng công nghệ pin graphene lên những chiếc điện thoại của hãng vào năm 2019.

Công nghệ pin graphene mới sẽ giúp tăng dung lượng lớn hơn 45% so với pin Lithium-ion nhưng kích thước không đổi. Điều này sẽ cho phép các nhà sản xuất thiết bị tạo ra những chiếc điện thoại mỏng hơn hoặc có thời gian sử dụng pin lâu hơn.

Smartphone sạc đầy trong 12 phút sắp thành hiện thựcGalaxy Note 10 có thể là chiếc smartphone đầu tiên của Samsung áp dụng công nghệ pin graphene.

Điểm nổi bật nhất trên loại pin này là nó có thể sạc đầy trong 12 phút mà không gây ra hiện tượng quá nhiệt hoặc ảnh hưởng đến tuổi thọ của pin. Loại pin mới cũng được kỳ vọng sẽ hạn chế được tình trạng bị chai theo thời gian.

Hiện tại, Huawei là hãng sản xuất duy nhất đang sử dụng giải pháp graphene trong pin của điện thoại. Tuy nhiên, nó không dùng để làm nguồn điện mà là một hệ thống làm mát bên ngoài giúp giảm nhiệt độ của pin xuống.

Theo Sammobile, chiếc Galaxy Note 10 có thể là thiết bị đầu tiên được tích hợp công nghệ mới trên. Những thông tin trên Weibo cũng cho thấy giá thành ban đầu của loại pin này sẽ khá cao và nhiều khả năng chỉ được sử dụng trên một số dòng sản phẩm cao cấp.

Theo BGR, Samsung Galaxy Note 10 ra mắt nửa cuối năm sau sẽ trở thành smartphone có màn hình lớn nhất dòng Note với kích thước 6.66 inch. 

Ngoài ra, Note 10 cũng được kỳ vọng sẽ được trang bị cảm biến vân tay trên màn hình thay cho việc tích hợp lên phím home như hiện nay. Điều này giúp Samsung có thể tối ưu lại mặt trước khiến kích thước tổng thể của máy sẽ không đổi so với Note9.

Theo Thế Anh (Tri Thức Trực Tuyến)

Nhà mạng chạy đua giảm cước 3G, 4G

Các nhà mạng lần lượt công bố tăng gấp 5-6 lần lưu lượng các gói data với giá cước không đổi.

Viettel mở màn cuộc đua từ cuối tháng 5 khi công bố điều chỉnh tăng gấp 5 lần lưu lượng các gói data so với chính sách trước đó, trong khi mức giá cước không thay đổi. Với chi phí như cũ, dao động 70.000-200.000 đồng mỗi tháng, các chủ thuê bao có thể sử dụng các gói cước data với mức dữ liệu từ 3GB đến 15GB, tăng từ 4-5 lần so với chính sách cũ của nhà mạng. Sự điều chỉnh này có thể sử dụng lưu lượng data trên cả hạ tầng 3G và 4G của nhà mạng. 

Cách đây vài ngày, VinaPhone cũng công bố nâng dung lượng đối với các gói MAX (có giá từ 70.000 đến 200.000 đồng) lên gấp hơn 6 lần dung lượng cũ, từ 600MB lên đến 3,8GB mỗi tháng. Chỉ vài ngày sau, MobiFone cũng tung ra chính sách từ 1/7 sẽ tăng dung lượng các gói cước Mobile Internet 3G, 4G cơ bản với mức điều chỉnh tăng dung lượng tối đa lên tới hơn 6 lần trong khi giữ nguyên giá các gói cước. Điều đó cũng đồng nghĩa các nhà mạng chấp nhận giảm cước data xuống mức chỉ bằng một phần năm, một phần sáu so với trước đây. 

Nhà mạng chạy đua giảm cước 3G, 4GCác nhà mạng vừa có những điều chỉnh giảm mạnh giá các gói cước dữ liệu. Ảnh: Anh Quân​​​​​​

Bên cạnh việc điều chỉnh các gói cơ bản, các nhà mạng còn tung các gói ưu đãi mùa World Cup 2018 với gói data chỉ 9.000 - 20.000 đồng mỗi ngày nhưng có tới 4-5GB data tốc độ cao, miễn cước data khi sử dụng dịch vụ xem truyền hình trực tuyến, gói data roaming đi Nga giá chỉ từ 99.000 đồng mỗi ngày có 500MB data tốc độ cao, gói VTVGo data giá từ 3.000 đồng mỗi ngày được miễn phí không giới hạn dung lượng truy cập ứng dụng VTVGo...

Một nhà mạng nhỏ khác là Vietnammobile cũng không nằm ngoài cuộc đua khi điều chỉnh tăng gấp đôi dung lượng gói 3G với thuê bao trả trước. Trước đó, từ đầu năm, nhà mạng còn tung ra bộ hòa mạng có tên gọi Thánh SIM với giá chỉ 40.000 đồng nhưng có ngay 4GB data 3G tốc độ cao mỗi ngày. Tổng dung lượng data tốc độ cao chu kỳ 30 ngày là 120GB - rẻ hơn hàng chục lần so với giá cước hiện tại của các nhà mạng lớn. 

Bên cạnh việc điều chỉnh tăng dung lượng các gói cước, nhà mạng còn đua khuyến mại khủng bằng dung lượng data 3G, 4G khi chủ thuê bao nạp thẻ. Cách đây ít ngày, VinaPhone có chương trình nạp thẻ từ 50.000 đồng trở lên, khách hàng sẽ nhận được tối thiểu 1 GB và tối đa 10 GB data sử dụng trong 30 ngày. Thuê bao MobiFone cũng có thể nhận được tới từ 2 GB tới 20 GB khi nạp thẻ....

Không chỉ cước data trong nước, cước data đối với dịch vụ chuyển vùng quốc tế cũng giảm giá sốc trong thời gian qua, với mức giảm từ 95-99%, thậm chí về ngang bằng với mức nội địa ở các nước sở tại. 

Lý giải về cuộc đua này, đại diện Viettel cho biết, đây là xu hướng tất yếu, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong bối cảnh nhu cầu sử dụng các phương thức liên lạc truyền thống như thoại, SMS đang có xu hướng giảm. Trong khi đó, các phương thức liên lạc mới thông qua Internet như các ứng dụng OTT, mạng xã hội… đang phát triển mạnh mẽ và ngày càng thu hút người dùng.

Bên cạnh đó, theo ông, quy định không được khuyến mại quá 20% giá trị thẻ nạp đối với thuê bao trả trước và gần đây là việc dừng thanh toán thẻ cào di động cho các dịch vụ ngoài viễn thông ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu trong 2 tháng qua. Vì thế khuyến mại data trở thành một trong những vũ khí quan trọng của nhà mạng trong bối cảnh hiện tại, đặc biệt khi các nhà mạng lớn đều gần như hoàn chỉnh hạ tầng 4G, cho phép khai thác triệt để nguồn lực này. 

Tuy nhiên, lãnh đạo VinaPhone cũng cho rằng, với cuộc đua mới về cước data, các nhà mạng không chỉ cạnh tranh ở giá cước hay mức dung lượng khuyến mại cho khách hàng mà cần phải giải được một bài toán nữa là tốc độ dữ liệu. Ngoài ra, các nhà mạng cần mở rộng hợp tác với các đối tác cung cấp dịch vụ video, nhà phát hành game, phát triển ứng dụng tiện ích... nhằm kích thích nhu cầu tiêu dùng của chủ thuê bao.

"Nếu tặng cho khách hàng dung lượng lớn nhưng không có những dịch vụ đánh trúng nhu cầu của họ thì cũng rất khó để tăng doanh thu, kích cầu người dùng sử dụng dịch vụ", ông nói. 

Theo Nguyễn Hà (VnExpress.net)

HTC hé lộ về smartphone dùng công nghệ Blockchain

HTC vừa công bố thống số kỹ thuật của model Exodus 1 - chiếc điện thoại blockchain đầu tiên trên thế giới. Đồng thời HTC cũng thông báo bắt đầu nhận đặt hàng trước model này.

Theo một thông báo trước đó, smartphone này có khả năng bảo mật tốt khi nó có thể giữ được ví tiền điện tử và mã hóa các thông báo của người dùng.

Chiếc điện thoại này được công bố lần đầu tiên vào tháng 5/2018 trong một sự án mới của HTC. Trước đó, Phil Chen, Giám đốc phân cấp của HTC cho biết Exodus là công cụ cho các hoạt động thanh toán Bitcoin của người dùng trong tương lai.

HTC hé lộ về smartphone dùng công nghệ BlockchainExodus 1 được bán với giá 0,15 bitcoin hoặc 4,78 ethereum. Ảnh: The Verge.

Tuy vậy chiếc Exodus 1 mới được HTC tiết lộ chỉ đơn thuần dùng blockchain với chức năng tăng cường bảo mật cho người dùng. HTC trang bị cho model này cơ chế khôi phục thông tin trong trường hợp điện thoại bị mất. Người dùng có thể cài đặt khôi phục các thông tin quan trọng thông qua một vài người thân của mình. Sau khi nhận được yêu cầu khôi phục dữ liệu, HTC sẽ sử dụng một thuật toán để gửi những thông tin từ điện thoại đến bạn bè của người dùng một cách an toàn.

Exodus 1 trang bị màn hình HD, kích thước 6 inch với tỷ lệ khung hình 18:9. Máy có camera sau kép 16 MP và camera selfie kép 8 MP. Bên cạnh đó, model này có thể quay video 4K với tốc độ 60 khung hình/giây.

HTC hé lộ về smartphone dùng công nghệ BlockchainExodus 1 sẽ không được bán tại Trung Quốc vì nước này cấm giao dịch tiền điện tử.

Ngoài ra máy được trang bị bộ vi xử lý Qualcomm Snapdragon 845, RAM 6 GB, bộ nhớ trong 128 GB và pin 3.500 mAh.

Smartphone này sẽ được bán với giá 0,15 bitcoin hoặc 4,78 ethereum, tương đương 960 USD (22,4 triệu đồng). HTC dự kiến máy sẽ đến tay khách hàng vào tháng 12/2018. Máy được bán tại 34 quốc gia gồm Mỹ, Đài Loan, Hong Kong, Singapore, New Zealand, Anh, Áo, Na Uy và các khu vực khác của châu Âu.

Đáng chú ý, nó sẽ không có mặt ở Trung Quốc. Theo Chen, Trung Quốc có những luật lệ không phù hợp với chiếc điện thoại này, trong đó có luật cấm giao dịch tiền điện tử.

Theo Trọng Hưng (Tri Thức Trực Tuyến)

Asus bán Zenfone 5Z giống iPhone X giá 12,5 triệu tại VN

Sau Zenfone 5, Asus tiếp tục giới thiệu đến thị trường Việt Nam bộ đôi Zenfone 5Z giá 12,5 triệu và Zenfone Max Pro với mức giá từ 4,2 triệu...